Tổng phổ Hòa tấu dương cầm

Minh họa một trang của tổng phổ đầy đủ cho một nhạc phẩm hòa tấu. Từ trên xuỗng dưới: khuông đầu cho sáo, khuông thứ hai cho ôboa, khuông ba cho clarinet giọng la, khuông bốn cho phagôt, v.v.

Một bản tổng phổ hòa tấu dương cầm luôn gồm ba loại:

  • Loại tổng phổ cho riêng nghệ sĩ dương cầm, thường gọi đơn giản là "bản nhạc pianô", gồm các khuông nhạc kép, khuông trên thường cho tay phải thực hiện, còn khuông dưới do tay trái. Bản nhạc này thường chỉ dùng khi luyện tập, còn khi biểu diễn chính thức thì nghệ sĩ đã "nhập tâm" hoàn hảo, chơi đàn không cần nhìn nữa.
  • Loại cho riêng mỗi nhạc công trong dàn nhạc, thực chất là bản nhạc riêng cho mỗi kiểu nhạc cụ; nói chung, có bao nhiêu nhạc công thì cần bây nhiêu bản, thường luôn để trước mặt nhạc công khi luyên tập cũng như khi biểu diễn chính thức, vì rất khó nhớ và khó theo dõi thời gian nghỉ và thời điểm cần tham gia biểu diễn.
  • Loại cho riêng nhạc trưởng, dùng để chỉ huy biểu diễn nhạc phẩm. Loại này là tổng phổ đầy đủ, thường là một ấn phẩm gồm nhiều trang, mỗi trang gồm đầy đủ số khuông nhạc cho tất cả các loại nhạc cụ tham gia (từ 12-16 khuông hoặc hơn). Loại này thường để trên giá chỉ huy của nhạc trưởng; tuy nhiên, có nhạc trưởng không cần vì đã nắm vững toàn bộ tổng phổ của cả phần giai điệu lẫn phần đệm của các nghệ sĩ. Trong mỗi trang, thứ tự mỗi khuông (từ trên xuống dưới) là cố định trong toàn bộ ấn phẩm. Thứ tự này thường do nhạc sĩ sáng tác quyết định, nhưng có khi do nhà xuất bản đưa ra.